Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Quảng cáo 1
Quảng cáo 2
Quảng cáo 3
Quảng cáo 4

Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ

  •  CÔNG TY CỔ PHẦN
    QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA SỐ 7
    Trụ sở tại Số 88A đường Hồ Xuân Hương - Phường Ngọc Châu - TP. Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
    Điện thoại: 0220.3852.678;  FAX: 0220.3850.056; Emai: dqldsso7@vnn.vn
    Chủ tịch Hội đồng quản trị: Thạc sĩ Vũ Cao Khải
     
    I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
    Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 7 được thành lập theo Quyết định số 4569/QĐ-BGTVT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải V/v chuyển Đoạn Quản lý đường thuỷ nội địa số 7 thành công ty cổ phần.
    1. Các phòng nghiệp vụ trực thuộc Công ty:
    04 phòng nghiệp vụ  .
    2. Các chi nhánh (Trạm - Đội) trực thuộc Công ty:
    09 Chi nhánh - Trạm và 01 Chi nhánh - Đội.
    Sơ đồ tổ chức
    ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
     
    HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ   BAN KIỂM SOÁT
     
    BAN GIÁM ĐỐC
     
    P. TC-HC   P. TC-KT   P. KT-TV   P. KH-KD
     
    CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC
     
       
    TRẠM BẾN BÌNH TRẠM BẾN TRIỀU TRẠM MINH TÂN TRẠM PHÚ THÁI TRẠM MẶC NGẠN TRẠM LAI  VU TRẠM TIÊN KIỀU TRẠM HẢI TÂN TRẠM CẦU XE ĐỘI CÔNG TRÌNH

     Tổng số CBCNV là 87 người (16 CBCNV nữ)., trong đó có trình độ thạc sĩ: 01 người, trình độ đại học: 25 người; trình độ cao đẳng: 05 người; trình độ trung cấp: 15 người; trình độ công nhân kỹ thuật: 41 người.
    3. Tổ chức Đảng:
    Là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành uỷ Hải Dương; có 40 đảng viên sinh hoạt tại 6 chi bộ trực thuộc.
    4. Tổ chức Công đoàn:
    Là Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam; có 87 đoàn viên sinh hoạt tại 11 tổ công đoàn trực thuộc.
    5. Tổ chức Đoàn Thanh niên:
    Là Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Hải Dương; có 30 đoàn viên sinh hoạt tại 4 chi đoàn trực thuộc.
    6. Tổ chức Hội Cựu Chiến binh:
    Là Hội Cựu Chiến binh cơ sở trực thuộc Thành Hội Hải Dương; có 15 hội viên sinh hoạt tại 4 chi hội trực thuộc.

    II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
  • 1. Quản lý, quản trị và kiểm soát của Công ty
    - Đại hội đồng cổ đông;
    - Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra;
    - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra;
    - Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm;
    2. Các phòng nghiệp vụ
    - Các phòng nghiệp vụ do Hội đồng quản trị quyết định thành lập:
    + Phòng Tổ chức – Hành chính;
    + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh;
    + Phòng Kỹ thuật – Tư vấn;
    + Phòng Tài chính – Kế toán;
    3. Các chi nhánh
    - Các chi nhánh trực thuộc do Hội đồng quản trị quyết định thành lập:
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Bến Bình;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Bến Triều;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Minh Tân;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Phú Thái;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Mặc Ngạn;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Lai Vu;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Tiên Kiều;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Hải Tân;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Cầu Xe;
    + Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Đội Công trình;
    III. NHIỆM VỤ, QUẢN LÝ, QUYỀN HẠN, KIỂM SOÁT
    1. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
    - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần. ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường, tổ chức ít nhất mỗi năm một lần, quyết định chiến lược phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, thông qua nghị quyết các vấn đề như bổ sung và sửa đổi Điều lệ, loại cổ phần và số lượng cổ phần phát hành, mức cổ tức chi trả cho cổ đông hàng năm, thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,... Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
    2. Hội đồng quản trị (HĐQT)
    - HĐQT gồm: 01 chủ tịch HĐQT và 04 thành viên.
    - Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định, cụ thể có quyền quyết định, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở Đại hội đồng cổ đông thông qua, đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
    - HĐQT làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân phụ trách.
    3. Ban kiểm soát (BKS)
    - BKS gồm: 01 Trưởng ban kiểm soát và 02 thành viên.
    - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - BKS làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân phụ trách.
    4. Ban Giám đốc (BGĐ)
    - BGĐ gồm: 01 Giám đốc và các phó giám đốc.
    - Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý trong Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
    - BGĐ làm việc theo chế độ thủ trưởng.
    IV. TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
    1. Phòng Tổ chức - Hành chính
    a/ Tổ chức:
    - Có 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 2-3 nhân viên do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng:
    Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty quản lý các linh vực: Công tác tổ chức; Công tác cán bộ; Công tác lao động tiền lương; Công tác thanh tra, pháp chế; Công tác an toàn lao động - vệ sinh lao động; Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Công tác văn thư, lưu trữ; Phục vụ công tác Đảng, Đoàn; Công tác lễ tân, tổng hợp thông tin và các văn phòng khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
    c/ Nhiệm vụ:
    * Công tác tổ chức:
    - Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong Công ty. Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc về cơ cấu mô hình sản xuất, chủ trì xây dựng phương án tổ chức quản lý, tham mưu về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức quản lý tại Công ty và các đơn vị trực thuộc.
    - Lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp, bố trí cán bộ theo phân cấp.
    - Xây dựng các quy chế tổ chức làm việc, phối hợp công tác giữa các đơn vị, phòng ban theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
    - Tổ chức tiếp nhận, quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp, điều phối hợp lý, quản lý tốt hồ sơ, giải quyết đúng đắn việc thuyên chuyển, kỷ luật, nghỉ chế độ theo Bộ Luật Lao động. Quản lý và lưu trữ thông tin về hồ sơ lý lịch của người lao động như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, lý lịch công tác và các thông tin cần thiết khác.
    * Công tác lao động, tiền lương:
    - Chủ trì việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy, quy chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có liên quan.
    - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty bao gồm: đào tạo thường xuyên, đào tại lại, đào tạo nâng cao, thi nâng bậc, thi thợ giỏi…. phục vụ cho nhu cầu phát triển lâu dài của Công ty, phù hợp với chế độ quy định của Nhà nước.
    - Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự.
    - Lập danh sách trình xét duyệt nâng lương và chuyển ngạch lương cho cán bộ nhân viên theo phân cấp và báo cáo diện nâng lương do cấp trên quản lý.
    - Tổng hợp các báo cáo thống kê về nhân sự và lao động tiền lương theo đúng quy định để phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất và quản lý kịp thời.
    * Công tác quản trị, hành chính:
    - Tiếp nhận tổng hợp nội dung các thông tin liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Giám đốc đối với phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc của Công ty. Chuẩn bị chương trình và số liệu cần thiết cho các hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo, theo dõi ghi chép ý kiến và những kết luận của Lãnh đạo Công ty trong các cuộc hội nghị để truyền đạt hoặc thông báo cho các đơn vị, các phòng ban theo dõi và đôn đốc thực hiện các kết luận đó. Thông báo cho các phòng nghiệp vụ và các đơn vị thực hiện những mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty trong các trường hợp đột xuất cần phải giải quyết kịp thời.
    - Tham mưu công tác đối ngoại với các cơ quan hữu quan. Cập nhật chương trình, kế hoạch công tác của Lãnh đạo Công ty, lập kế hoạch và bố trí thời gian để Lãnh đạo Công ty tiếp và làm việc với nội bộ công ty và các đơn vị bên ngoài đến liên hệ công tác.
    - Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, công tác văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu, tài liệu an toàn, bảo mật, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra và kiểm soát. Tiếp nhận, phân loại công văn đến, trình Lãnh đạo giải quyết, phát hành công văn đi, chuyển giao văn bản (hoặc sao lục nội dung văn bản, công báo) cho các phòng tham mưu, đơn vị để thực hiện. Thực hiện công tác bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định. Tổng hợp thông tin liên quan đến các lĩnh vực hoạt động.
    - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn quy trình soạn thảo, ban hành văn bản, chủ trì soạn thảo các văn bản liên quan đến nhiều lĩnh vực, các văn bản pháp quy trong Công ty;
    - Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng của Công ty và các đơn vị thành viên. Quản lý, bảo vệ, bảo trì tài sản thuộc thiết bị văn phòng, xe con, điện nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động văn phòng của Công ty, mua sắm thiết bị văn phòng nhằm duy trì tác hoạt động thường xuyên của văn phòng bộ máy hoạt động. Phối hợp với các Phòng, các đơn vị thành viên có liên quan, tổ chức kiểm kê tài sản  theo định kỳ hàng năm, đánh giá tỷ lệ còn lại và đề xuất thanh lý những tài sản văn phòng đã hư hỏng, không còn giá trị sử dụng.
    - Chủ trì thực hiện công tác chuẩn bị và phục vụ nơi làm việc của Lãnh đạo, các cuộc họp, hội nghị, sự kiện của Công ty và các đơn vị liên quan.
    - Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nội quy làm việc của Công ty và các đơn vị thành viên.
    - Tổ chức công tác bảo vệ, công tác vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự nơi làm việc, quan lý giờ giấc làm việc của CBCNV văn phòng.
    - Quan hệ với chính quyền sở tại để giải quyết các thủ tục hành chính cho CNCNV đảm bảo đúng quy định Nhà nước.
    * Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật:
    - Chủ trì xây dựng các quy chế thi đua khen thưởng, đề xuất các biện pháp để tổ chức tốt các phong trào thi đua của toàn Công ty. Là thường trực hội đồng thi đua khen thưởng Công ty.
    - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc thi hành Luật thi đua khen thưởng, các quy chế, quy định của Công ty về công tác thi đua khen thưởng.
    - Phối hợp với Công đoàn xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác thi đua khen thưởng của Công ty.
    - Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chế nhằm duy trì trật tự kỷ cương làm việc của cơ quan Công ty và các đơn vị.
    * Công tác thanh tra, pháp chế:
    - Phối hợp với Ban kiểm soát của Công ty, tham mưu cho Giám đốc trong công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ về các mặt nghiệp vụ, kiểm tra và thanh tra các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các chế độ chính sách, quản lý tài chính kinh tế, quản lý sử dụng lao động, vật tư phương tiện, các hiện tượng tiêu cực khác để để tổng hợp đánh giá, tham mưu cho Giám đốc kết luận và xử lý.
    * Công tác An toàn lao động - Vệ sinh lao động:
    - Tập hợp, nghiên cứu và phổ biến các văn bản pháp quy về công tác Bảo hộ lao động đến các đơn vị trực thuộc Công ty. Tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động cho người sử dụng lao động do Bộ, Ngành và Công ty tổ chức.
    - Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch vệ sinh, y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động, công tác  bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty
    - Đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và xe máy, thiết bị trong quá trình thi công.
    - Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch về công tác bảo hộ lao động hàng tháng, quý, năm, kiến nghị trình Hội Đồng bảo hộ lao động xét giải quyết.
    - Lập biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thi công các công trình. Chỉ đạo hướng dẫn, phổ biến biện pháp an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.
    - Lập kế hoạch kiểm tra, huấn luyện tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bão lụt đối với đơn vị trực thuộc.
    - Thường trực Hội đồng bảo hộ lao động của Công ty.
    - Phối hợp với Công đoàn Công ty kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty, công tác an toàn và phòng chống cháy nổ đối với xe máy thiết bị..
    - Đề xuất các biện pháp đảm bảo tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, môi trường vệ sinh công nghiệp và xử lý các trường hợp vi phạm về tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trình Giám đốc xem xét quyết định.
    - Phối hợp với các đơn vị trực thuộc và các cơ quan chức năng, lập hồ sơ pháp lý để giải quyết các chế độ đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.
    - Lập báo cáo công tác bảo hộ lao động định kỳ theo quy định.
    * Công tác công nghệ thông tin:
    - Tổ chức nghiên cứu và đề xuất các dự án công nghệ thông tin nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác vi tính hoá các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc theo từng giai đoạn trình Giám đốc công ty xem xét, phê duyệt để đưa vào kế hoạch phát triển chung của Công ty.
    - Lập kế hoạch, lên phương án phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong toàn hệ thống để xây dựng, tổ chức triển khai những chương trình đã được phê duyệt.
    - Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho Giám đốc điều hành, nắm bắt thông tin từ các bộ phận, đơn vị được nhanh chóng nhất.
    - Xây dựng chương trình đào tạo công nghệ thông tin chuẩn, thực hiện việc đào tạo tin học mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
    - Chịu trách nhiệm duy trì, phát triển hệ thống phần cứng máy chủ, hệ thống mạng LAN, WAN tại Công ty và các đơn vị thành viên.
    - Xây dựng, phát triển công nghệ thông tin và đảm bảo tính hiệu quả của kênh thông tin.
    - Tổ chức, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của Công ty với các đối tác trong và ngoài nước, thông qua mạng Internet.
    * Các công tác khác:
    - Ký thừa lệnh Giám đốc ban hành các văn bản thuộc phạm vi thủ tục hành chính gồm giấy giới thiệu cho cán bộ đi giao dịch làm việc, giấy đi đường, giấy tờ về nghỉ phép, các loại văn bản trích sao lục các công văn đối nội, đối ngoại theo phân cấp của Giám đốc, thông báo nội dung cuộc họp sau khi đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
    - Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, phòng Kỹ thuật – Tư vấn bố trí lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng đơn vị, theo từng giai đoạn và từng công việc.
    - Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng. Tổng hợp báo cáo tiền lương, tiền thưởng theo quy định.
    - Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán làm thủ tục thanh toán các chế độ về bảo hiển xã hội và sổ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên, lao động.
    - Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị người lao động hàng năm.
    - Trên cơ sở quy định của nhà nước, phối hợp với các bộ phận chức năng của Công ty tổ chức kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách đối với người lao động của các đơn vị trực thuộc.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc công ty.
    d/ Quyền hạn:
              - Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
              - Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
              - Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc.
              - Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    - Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
              - Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
              - Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó.
    e/ Trách nhiệm:
              - Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu.
    - Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc.
    - Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
    2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
    a/ Tổ chức
    - Có 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 2-3 nhân viên do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng:
    Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực: Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược; Công tác thống kê tổng hợp sản xuất; Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; Công tác lập dự toán; Công tác quản lý hợp đồng kinh tế; Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; Công tác đấu thầu; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
    c/ Nhiệm vụ:
    * Công tác kế hoạch:
    - Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giao đoạn.
    - Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
    - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc mở mang ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển và ổn định lâu dài của Công ty.
    - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty tìm kiếm các đối tác, thẩm tra, thẩm định về tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín của đối tác để hợp tác kinh doanh.
    - Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định.
    - Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty.
    - Chủ động phối kết hợp với các phòng, các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
    - Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải quyết vướng mắc với các đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.
    - Phân tích, đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
    - Rà soát, ban hành sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế thuộc lĩnh vực kế hoạch - kinh doanh. Cùng phòng Tài chính – Kế toán triển khai kế hoạch chi tài chính.
    * Công tác thống kê tổng hợp sản xuất:
    - Tổ chức thống kê, tổng hợp kết quả sản xuất và lập báo cáo đánh giá kết quả sản xuất định kỳ theo quy định .
    - Theo dõi, thống kê, phân tích năng suất lao động và đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất lao động.
    - Chủ động yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo phòng các thông tin có liên quan đến sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của phòng xử lý.
    - Thường xuyên trao đổi, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết thuộc thẩm quyền được thông tin có liên quan cho các phòng và các đơn vị trực thuộc.
    * Công tác lập dự toán:
    - Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị, khắc phục bão lụt và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
    - Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ đầu tư xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự toán các công trình, giá ca máy các loại thiết bị mới.
    - Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.
    - Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định mức, đơn giá áp dụng đối với những công trình do Công ty làm chủ đầu tư.
    * Công tác đấu thầu:
    - Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
    - Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư – xây dựng, đấu thầu – giao thầu – giao khoán.
    - Chủ trì Hội đồng đấu thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định. Soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu các công trình.
    - Xây dựng và quản lý hồ sơ năng lực của Công ty.
    - Trên cơ sở giá đấu thầu, các chế độ hiện hành của Nhà nước, biện pháp tổ chức thi công thực tế xây dựng các định mức đơn giá nội bộ Công ty.
    * Công tác hợp đồng:
    - Chủ trì soạn thảo, quản lý và tham gia đàm phán để Giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế bao gồm: Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư và những hợp đồng khác.
    - Phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.
    - Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp với các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
    - Chủ trì trong công tác định mức, quy chế khoán.
    * Công tác điều độ sản xuất kinh doanh:
    - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực mua bán, cấp phát vật tư, quản lý vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị phục vụ quá trình sản xuất của công ty.
    - Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, km… theo định kỳ hàng năm hay đột xuất.
    - Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong Công ty.
    - Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty những biện pháp cần thiết để bảo quản và tiết kiệm vật tư. Đôn đốc các đơn vị quyết toán vật tư theo từng giai đoạn và khi kết thúc công trình.
    - Quản lý thanh toán cấp phát xăng dầu hàng tháng cho xe con công tác. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham gia kiểm kê, thanh lý vật tư, tài sản, thiết bị…
    - Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép hệ thống sổ sách tài sản, vật tư, hồ sơ thanh quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
    - Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính về số lượng, cơ cấu lao động cho các đơn vị sản xuất và cho việc thi công, thực hiện các công trình, dự án.
              - Tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình.
              - Tham gia xây dựng Quy chế tiền lương, Quy chế thưởng và thực hiện các chế độ chính sách…
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc công ty.
    d/ Quyền hạn:
              - Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
              - Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
              - Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc.
              - Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    - Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
              - Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
              - Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó.
    e/ Trách nhiệm:
              - Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu.
    - Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc.
    - Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
    3. Phòng Kỹ thuật – Tư vấn
    a/ Tổ chức
    - Có 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 1-2 nhân viên do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng:
    Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực: Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng; Công tác quản lý vật tư, thiết bị; Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án; Công tác soát xét, lập, trình thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chất lượng thi công; Soát xét trình suyệt hồ sơ hoàn công công trình; Công tác khoa học công nghệ; Công tác phòng chống bão lụt; Sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành, của Nhà nước liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
    c/ Nhiệm vụ:
    * Công tác quản lý Vật tư – Thiết bị
    - Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.
    - Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị.
    - Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và công tác bảo hiểm các phương tiện, thiết bị.
    - Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
    - Tham mưu công tác điều động các phương tiện kiểm tra tuyến định kỳ và phối hợp kiểm tra liên ngành.
    * Công tác quản lý Kỹ thuật – Chất lượng – Khối lượng
    - Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công ty.
    - Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty thực hiện;
    - Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống.
    - Lập kế hoạch và quản lý, giám sát công tác kỹ thuật và chất lượng trong các dự án do công ty thực hiện;
    - Chủ trì thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình;
    - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc để làm tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, danh sách các hạng mục cần sửa chữa, bảo dưỡng duy tu hàng năm, làm cơ sở lập kinh phí cho năm kế hoạch. Hàng quý, cùng các phòng, đơn vị trực thuộc kiểm tra xác định khối lượng cho từng công việc để chỉnh sửa kế hoạch quý sau.
    - Tham gia dự thảo các hợp đồng kinh tế của Công ty.
    - Tham gia công tác xây dựng các định mức, quy chế khoán.
    - Chủ trì trong việc tham mưu, quản lý hồ sơ kỹ thuật – chất lượng của công tác quản lý bảo trì đường thủy nội địa.
    - Chỉ đạo và giám sát công tác sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, khắc phục bão lũ.
    - Quản lý công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng từng phần và toàn bộ công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tổ chức nghiệm thu và chịu trách nhiệm về các tài liệu, hồ sơ hoàn công các công trình khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng và lưu trữ hồ sơ hoàn công. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng kinh tế.
    - Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công và đề xuất các phương án xử lý trình  Giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện.
    - Chủ động quan hệ với các đơn vị tư vấn, các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của địa phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện, thiết bị.
    - Tham gia Hội đồng tổ chức đấu thầu, soát xét hồ sơ mời thầu phần yêu cầu kỹ thuật và tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
    - Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định.
    - Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra xử lý trình Giám đốc, Hội đồng quản trị công ty.
    - Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
    - Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.
    - Phối hợp với các phòng thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công các công trình của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.
    - Đôn đốc, hướng dẫn việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm.
    - Chủ động phối hợp với các phòng, các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ của phòng.
    - Phối hợp với phòng Kế hoạch – Kinh doanh trong việ tham mưu cho Giám đốc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc công ty.
    d/ Quyền hạn:
              - Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
              - Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
              - Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc.
              - Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    - Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
              - Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
              - Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó.
    e/ Trách nhiệm:
              - Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu.
    - Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc.
    - Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
    4. Phòng Tài chính – Kế toán:
    a/ Tổ chức
    - Có 01 Kế toán trưởng (kiêm Trưởng phòng) do HĐQT bổ nhiệm; 01 Phó trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 1-2 nhân viên do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng:
    Tham mưu Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực: Công tác tài chính; Công tác kế toán tài vụ; Công tác kiểm toán nội bộ; Công tác quản lý tài sản; Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;  Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
    c/ Nhiệm vụ:
    * Công tác tài chính:
    - Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐQT phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
    - Thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và lập báo cáo thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm.
    - Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn, huy động kịp thời các nguồn vốn sẵn có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả, đảm bảo tăng cường tiết kiệm trong chi phí hạ giá thành, tăng nhanh tích lũy nội bộ. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
    - Tổ chức tuần hoàn chu chuyển vốn, tổ chức thanh toán tiền kinh doanh, thu hồi công nợ.
    - Căn cứ vào chế độ của Nhà nước và quy định của ngành, Công ty để kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn.
    - Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
    - Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
    - Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và tổ chức thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
    * Công tác tín dụng:
    - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng kế hoạch tín dụng trung và dài hạn.
    - Kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn ở các đơn vị trực thuộc.
    - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trả nợ, thu nợ, vay trung và dài hạn.
    * Công tác kế toán:
    - Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ của Công ty và Luật kế toán do Nhà nước quy định.
    - Tổ chức bộ máy kế toán: căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty để lựa chọn hình thức tổ chức kế toán (tập trung hay phân tán) phù hợp và tổ chức bộ máy kế toán hợp lý.
    - Tổ chức hướng dẫn và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức việc ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý trong từng đơn vị kế toán.
    - Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo quy định.
    - Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng quy định và phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty và từng đơn vị phù hợp.
    - Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.
    * Công tác kiểm tra tài chính, phân tích hoạt động kinh tế:
    - Thông qua báo cáo tài chính và theo dõi tình hình quản lý kinh tế tài chính ở đơn vị trực thuộc đề xuất tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
    - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính, tín dụng từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc.
    - Kiểm tra tính trung thực của báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc trong Công ty.
    - Tổ chức hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế theo quy định.
    * Công tác xây dựng, phổ biến chế độ kế toán, tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán:
    - Phổ biến, hướng dẫn kịp thời các quy định, chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - Tín dụng - Kế toán và chính sách thuế.
    - Dự thảo và xây dựng các quy chế về Tài chính - Tín dụng - Kế toán áp dụng trong toàn Công ty.
    - Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ làm công tác tài chính kế toán.
    * Công tác khác:
    - Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của Công ty.
    - Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
    - Tham gia dự thảo các hợp đồng kinh tế của Công ty.
    - Chủ trì việc mua, sử dụng phần mềm kế toán; xây dựng Quy chế dử dụng phần mềm kế toán, lưu trữ tài liệu chứng từ kế toán…
    - Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, tiền lương, tiền công…
    - Phối hợp với phòng Kế hoạch – Kinh doanh để giải quyết các vấn đề liên quan đến vật tư, tài sản, định mức chi tiêu… với các bộ phận khác của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan khác.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc công ty.
    d/ Quyền hạn:
              - Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
              - Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
              - Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc.
              - Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    - Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
              - Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
              - Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó.
    e/ Trách nhiệm:
              - Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu.
    - Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc.
    - Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
    V. CÁC CHI NHÁNH - TRẠM, ĐỘI TRỰC THUỘC CÔNG TY
    1. Các chi nhánh trực thuộc
  • Công ty có 10 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và hoạt động theo phân cấp ủy quyền. Bao gồm:
  • * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Bến Bình
    - Trụ sở tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 26km từ km18,5 đến km44,5 (Ngã 3 Nấu Khê) sông Kinh Thầy.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7  – Trạm Bến Triều
    - Trụ sở tại xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 18,5km từ km0 (Ngã ba Trại Sơn) đến km18,5 sông Kinh Thầy.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Minh Tân
    - Trụ sở tại thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 18km từ km0 (Ngã ba Bến Đụn) đến km18 (Ngã 3 Bến Triều) sông Mạo Khê.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Phú Thái
    - Trụ sở tại xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 25km từ km0 (Ngã ba Nống) đến km25 sông Kinh Môn.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Mặc Ngạn
    - Trụ sở tại xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 24,5km trong đó:
    + Quản lý bảo trì 20km từ km25 đến km45 (Ngã 3 Kèo) sông Kinh Môn.
    + Quản lý bảo trì 4,5km, từ km21,5 đến km26 (Ngã ba Vũ Xá) sông Lai Vu.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Lai Vu
    - Trụ sở tại xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 21,5km từ km0 (Ngã ba Cửa Dưa) đến km21,5 sông Lai Vu.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Tiên Kiều
    - Trụ sở tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 19,5km từ km73,5 đến km93 (Ngã 3 Nấu Khê) sông Thái Bình.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Hải Tân
    - Trụ sở tại phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 26km từ km47,5 (Ngã ba Mũi Gươm) đến km73,5 sông Thái Bình.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Trạm Cầu Xe
    - Trụ sở tại xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
    - Quản lý bảo trì 21,5km trong đó:
    + Quản lý bảo trì 11,5km từ km36 (Ngã ba Mía) đến km47,5 (Ngã 3 Mũi Gươm) sông Thái Bình.
    + Quản lý bảo trì 4km, từ km0 (Ngã 3 Cửa Dưa) đến km4 (Ngã ba Mũi Gươm) sông Gùa.
    + Quản lý bảo trì 3km, từ km0 (Ngã 3 Văn Úc) đến km3 (Ngã 3 Mía) sông Mía.
    + Quản lý bảo trì 3km, từ km0 (Ngã 3 Mía) đến km3 (Âu Cầu Xe) sông Cầu Xe.
    * Chi nhánh Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 – Đội Công trình
    - Trụ sở tại xã Công Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
    2. Tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh – Trạm
    a/ Tổ chức
    - Có 01 Trạm trưởng; 01 Phó Trạm trưởng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 05-15 công nhân viên, lao động do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng
    - Trạm là đơn vị trực thuộc Công ty có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, được mở tài khoản.
    - Trạm thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo trì đường thủy nội địa trong phạm vi được giao với mục đích đảm bảo an toàn giao thông, tiết kiệm chi phí; thực hiện sản xuất kinh doanh khác, với mục đích tạo việc làm để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên lao động trong Trạm, đóng góp chung vào Công ty.
    c/ Nhiệm vụ
    - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình luồng tuyến thuộc phạm vi được giao. Phát hiện sự biến đổi của luồng lạch, vật chường ngại để báo cáo kịp thời lên cấp trên và thực hiện biện pháp đảm bảo giao thông cấp thiết.
    - Lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống báo hiệu đảm bảo đúng quy chuẩn báo hiệu đường thủy nội địa.
    - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, theo dõi tác dụng của công trình giao thông đường thủy nội địa. Đề xuất biện pháp xử lý, sửa chữa và biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ công trình.
    - Tuyên truyền, hướng dẫn chủ phương tiện, chủ bến, chủ công trình và nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
    - Phối kết hợp với cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong việc bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Phát hiện và tham gia cứu nạn các tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
    - Theo dõi mực nước, thủy văn, lưu lượng vận tải. Mở sổ sách thống kê, ghi chép chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ theo đúng biểu mẫu. Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định.
    - Quản lý phương tiện, thiết bị, tài sản của Trạm. Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
    - Tổ chức quản lý, phân công lao động khoa học, hợp lý. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động.
    - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và các nội quy, quy chế của Công ty.
    - Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tình thần và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, lao động của Trạm.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc công ty.
    c.1/ Nhiệm vụ của Trạm trưởng
    Trạm trưởng chịu trách nhiệm toàn diện, mọi mặt hoạt động của Trạm theo Điều lệ Công ty, Quy chế của Công ty, các quy định của pháp luật có liên quan.
    - Chấp hành chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
    - Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của Trạm, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Trạm, trực tiếp điều hành hàng ngày.
    - Lập kế hoạch công tác theo từng quý, tháng, tuần. Triển khai thực hiện kế hoạch.
    - Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công nhân viên lao động theo quy chế của Công ty. Lập hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán với Công ty theo chế đúng chế độ tài chính.
    - Thực hiện công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, tật tự an toàn xã hội.
    - Chủ động, tích cực tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    - Ghi chép sổ sách, báo cáo theo quy định.
    - Xây dựng mối quan hệ và phối hợp với địa phương, các cơ quan hữu quan thực hiện nhiệm vụ và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    - Báo cáo theo quy chế, Điều lệ Công ty và các quy định khác có liên quan.
    - Thực hiện chế độ dân chủ ở đơn vị, các quy chế nội bộ về thực hiện các mặt quản lý lao động, kỹ thuật, nghiệp vụ, tài sản, thiết bị, tài chính và quyền lợi, nếp sống… phát huy vai trò dân chủ của cán bộ, công nhân viên, lao động.
    - Lãnh đạo tư tưởng, giữ vững đoàn kết trong cán bộ, công nhân viên, lao động.
    - Học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Hướng dẫn hoặc đề nghị công ty hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, lao động của Trạm.
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm nêu trên.
    c.2/ Quyền hạn của Trạm trưởng
    - Quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (trên cơ sở thực hiện quy chế dân chủ, hoặc đã xin ý kiến cấp trên đối với những vấn đề phức tạp) và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
    - Phân công nhiệm vụ, điều động nhân lực, khai thác cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Trạm, chủ động mua vật tư, nhiên liệu, dụng cụ sản xuất để thực hiện nhiệm vụ.
    - Được thuê lao động phục vụ sản xuất kinh doanh khi đã báo cáo và được Giám đốc chấp thuận.
    - Phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
    - Xét và đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên, lao động thuộc Trạm quản lý.
    c.3/ Phó trạm trưởng
    Phó trạm trưởng là người giúp việc điều hành cho trạm trưởng. Phó trạm trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
    - Trực tiếp thực hiện các công việc được Trạm trưởng phân công, ủy nhiệm.
    - Khi Trạm trưởng đi vắng, trực tiếp giải quyết, điều hành mọi công việc của Trạm theo sự ủy nhiệm của Trạm trưởng.
    - Báo cáo với Trạm trưởng kịp thời và đầy đủ các nội dung công việc đã, đang giải quyết.
    - Chịu trách nhiệm về những việc đã thực hiện trước Trạm trưởng.
    3. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Chi nhánh – Đội
    a/ Tổ chức
    - Có 01 Đội trưởng; 01 Phó Đội trưởng do Giám đốc bổ nhiệm.
    - Có từ 05 đến 15 công nhân viên, lao động do Giám đốc quyết định.
    b/ Chức năng nhiệm vụ:
    - Đội là đơn vị trực thuộc của Công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, được mở tài khoản.
    - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề được đăng ký và thực hiện công việc do Công ty giao với mục đích đa dạng hoạt động sản xuất kinh doanh.
    b.1/ Nhiệm vụ của Đội trưởng
    - Đội trưởng chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động của Đội theo Điều lệ, Quy chế của Công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.
    - Chấp hành chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
    - Đội trưởng là người điều hành hoạt động hàng ngày của Đội và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty giao.
    - Thực hiện công tác bảo hộ lao động, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
    - Chủ động, tích cực tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    - Thực hiện chế độ kế toán, tài chính, lập sổ sách kế toán, ghi chép các loại sổ sách, báo cáo theo quy định.
    - Báo cáo theo Quy chế, Điều lệ Công ty và các quy định khác có liên quan.
    - Thực hiện chế độ dân chủ ở đơn vị, các quy chế nội bộ về thực hiện các mặt quản lý lao động, kỹ thuật, nghiệp vụ, tài sản, thiết bị, tài chính và quyền lợi, nếp sống… phát huy vai trò dân chủ của cán bộ, công nhân viên, lao động.
    - Lãnh đạo tư tưởng, giữ vững đoàn kết trong cán bộ, công nhân viên, lao động
    - Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Hướng dẫn hoặc đền nghị Công ty hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, lao động.
    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm nêu trên.
    b.2/ Quyền hạn của Đội trưởng
    - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Đội.
    - Phân công nhiệm vụ, điều động nhân lực, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc Đội để thực hiện nhiệm vụ.
    - Được thuê lao động, máy móc thiết bị, mua vật tư, nhiên liệu, công cụ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, sau khi đã báo cáo và được Giám đốc Công ty chấp thuận.
    - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, hoạt động của Đội.
    - Xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên, lao động thuộc Đội quản lý.
    b.3/ Phó Đội trưởng
    Phó Đội trưởng là người giúp việc điều hành cho Đội trưởng. Phó Đội trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
    - Trực tiếp thực hiện những công việc được Đội trưởng giao phân công, ủy nhiệm.
    - Khi Đội trưởng đi vắng, trực tiếp giải quyết, điều hành mọi công việc của Đội theo sự ủy nhiệm của Đội trưởng.
    - Báo cáo với Đội trưởng kịp thời và đầy đủ các nội dung công việc đã, đang giải quyết.
    - Chịu trách nhiệm về những việc đã thực hiện trước Đội trưởng.

Thư viện hình ảnh
Xem tất cả
Thời tiết
Thống kê truy cập
  •   Đang online 389
  •   Máy chủ tìm kiếm 39
  •   Khách viếng thăm 350
 
  •   Hôm nay 75,516
  •   Tháng hiện tại 1,467,646
  •   Tổng số truy cập 8,094,768

Đối tác liên kết